Truy cập fanpage nhanh tại đêy

Chuyện về một thanh niên nghiện game anime toàn nữ xinh...



Chiện rằng: Có một nam sinh học làm cốt đơ tên B. (B có thể là Bình, Bảo, Ban, Bạn, Bằng, Búa hay bất cứ tên nào chữ B nhó). Ở trường, B. là một người năng động, luôn sẵn sàng nhận kèo với anh em trong những dịp thú zị.

Nhưng khi trở về nhà, B. lại có sở thích... ăn, ngủ, game, hết :v À mà B. lâu lâu mới mò vào game một lần. Ngoài game thể thao ra, B còn lưu trữ game mô phỏng alime. Trong game toàn những bạn nữ xinh, có điều tác giả của game lại thích bón hành các bạn ý đến... ☠️

(Đã cố gắng hết sức trong 5 phút nhưng tên game vẫn cứ thế...)

B. càng chơi càng thích, nhưng một vấn đề phát sinh: Làm thế nào để ẩn đi cả file zip lẫn thư mục chứa game đêy?

Sau một hồi mò mẫm, cuối cùng B cũng đã tìm ra cách. Vốn là một fan cuồng chatg... à nhầm, Python, hắn đã viết ra chương trình giấu cả file zip chứa game lẫn thư mục chứa dữ liệu game một cách "hoàn hảo" (với hắn).

Vậy B. đã làm như thế nào?

(Code giấu file bằng Python; đừng để ý đường dẫn nhen :vv)

B. đã sử dụng module 'subprocess' để thực hiện chương trình giấu file bằng Python.

Hắn ta viết hàm 'hide_file' với tham số 'file_path' nhằm mục đích gọi hàm và thực thi chương trình. Để giải thích cơ chế hoạt động của hàm 'hide_file', chúng ta có thể giải thích bằng 4 mục:

1. B. gọi hàm 'subprocess.run()' để gọi lệnh 'attrib' trong Windows (dòng 5).

2. Đối số đầu tiên của hàm 'subprocess.run' là một danh sách chứa các phần tử của lệnh (['attrib', '+h', file_path]). Danh sách đối số này có nghĩa là: gọi lệnh 'attrib' với tham số '+h' (ẩn) để ẩn file có đường dẫn sẽ gán vào tham số 'file_path' sau đó (dòng 11).

3. Đối số 'check=True' có tác dụng: Khi chương trình gặp lỗi trong quá trình thực thi lệnh, ngoại lệ 'subprocess.CalledProcessError' sẽ được đưa ra (dòng 7). Nếu ngoại lệ này được bắt, nội dung ở hàm print (dòng 8) sẽ được in ra màn hình console.

4. Còn nếu không có ngoại lệ nào được bắt, nội dung ở hàm print (dòng 6) sẽ được in ra màn hình console.

Hắn chỉ cần gán path cho biến 'file_path' rồi gọi hàm 'hide_file' là sẽ giấu được file. Khi ấy, hắn chỉ cần bỏ tích ở phần 'Hidden items' (mục 'Show', giao diện Explorer ở Windows 11) là giấu được.

(Chương trình Python giấu thư mục trong Windows; cũng đừng để ý folder_path nhe :vv)

Còn với chương trình giấu thư mục, B. đã có một số điều chỉnh so với chương trình giấu file:

1. Hắn ta gán lệnh thực thi việc giấu thư mục vào biến 'command' (dòng 6).

2. Ở dòng 9, 'shell=True' giúp chương trình có thể chạy trong môi trường shell của hệ điều hành.

Chỉ với 2 sự thay đổi này, hắn ta tự tin chắc nịch "Code của ta clean vờ lờ =))))" 🐧

Hắn ta đã dùng để giấu các file, thư mục liên quan đến game alime hắn thích và cả... phim mừi tém cộng 🙂 (tại hạ cũng bó tay với thanh niên này :V)

Tuy nhiên, hắn ta chưa kịp hí hửng thì một sự việc chấn động xảy ra...

__________

GiaBao.Dev
Fanpage: fb.com/giabao.dev.blog
Email: giabao.dev@gmail.com
Zalo: 0563 390 416

إرسال تعليق

© GiaBao.Dev. All rights reserved. Developed by Jago Desain